HƯỚNG TỚI CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ Sử dụng máy quét Laser 3D mặt đất trong công tác điều tra thống kê rừng – Số cuối

Image Content

Xinlian Liang, Harri Kaartinen, Juha Hyyppa, Norbert Pfeifer

ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn

ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ

Đúng như những nhận định được các nhóm nghiên cứu đưa ra từ đầu, các kết quả phân tích thực hiện với số liệu đơn trạm quét rõ ràng có độ chính xác thấp hơn so với các kết quả phân tích thu được từ số liệu của đa trạm quét. Sự biến đổi của các tham số cũng được ghi nhận một cách đầy đủ và rõ ràng cho các khu vực rừng mẫu khác nhau với những điều kiện thực tiễn của rừng mọc trong từng ô mẫu, cũng như các kết quả tính toán giữa các đối tác tham gia Dự án bằng cách thức phân tích, tính toán khác nhau.

Khi xây dựng mô hình số độ cao địa hình DTM của các khu vực mẫu dựa trên số liệu quét laser đa trạm, các kết quả thể hiện rõ độ lệch trung bình RMSE 12.7cm, giá trị nhỏ nhất 6.5cm và giá trị lớn nhất 28.9cm. Trong khi đó kết quả mô hình số độ cao địa hình DTM của các khu vực mẫu dựa trên số liệu quét laser đơn trạm có kết quả độ lệch trung bình RMSE 32.3cm, giá trị nhỏ nhất 8.5cm và giá trị lớn nhất 101.3cm, sai số lớn hơn rất nhiều so với việc sử dụng số liệu quét laser đa trạm.

Trong tất cả các đối tác tham gia vào quá trình phân tích xử lý kết quả quét laser 3D theo hai phương pháp (đơn và đa trạm quét), kết quả xác định độ lệch trung bình của mô hình DTM tốt nhất đạt RMSE 7.5cm, giá trị nhỏ nhất 4.5cm và giá trị lớn nhất 13.0cm khi sử dụng số liệu DTM tạo thành từ đa trạm quét laser thực tiễn. Đối với số liệu quét laser đơn trạm giá trị tốt nhất của mô hình DTM đạt RMSE 21.3cm, giá trị nhỏ nhất 7.9cm và giá trị lớn nhất 52.8cm.

Hình 3. Hai ô mẫu nghiên cứu với các cấu trúc rừng khác nhau rõ rệt. Hình 3a cây thông chiếm ưu thế với địa hình tương đối bằng phẳng và Hình 3b đa dạng các loài cây trên địa hình phân tầng rõ rệt hơn.

ỨNG DỤNG TƯƠNG LAI

Các tham số khác được trích xuất từ số liệu và các phép phân tích như vị trí cây trong ô mẫu, chiều cao tổng thể của từng cây, đường kính thân cây ngang ngực, đường kính thân cây theo chiều cao, độ rộng tán, tuổi cây … vẫn đang được các chuyên gia và đối tác tham gia Dự án tổng hợp và đánh giá. Toàn bộ những thông tin nghiên cứu này sẽ được công bố rộng rãi trong thời gian tới, theo lộ trình sẽ là cuối Quý 1 năm 2016. Toàn bộ số liệu quét laser TLS sử dụng trong quá trình nghiên cứu các tiêu chuẩn rừng theo kỹ thuật mới này sẽ tiếp tục được Dự án duy tu sẵn sàng phục vụ cho tất cả mọi cá nhân và tổ chức muốn sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khoa học liên quan.

Các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu của Dự án không chỉ mang tính chất thống kê về việc ứng dụng kỹ thuật khảo sát cao cấp TLS phục vụ điều tra thống kê trong lâm nghiệp mà còn được sử dụng phục vụ cho việc biên soạn những hướng dẫn cụ thể và tiêu chuẩn mang tính Quốc tế trong thời gian tới để từng bước ứng dụng kỹ thuật tiên tiến có độ chính xác và chi tiết cao TLS tại các Quốc gia. Chính vì vậy, những nghiên cứu quan trọng của Dự án sẽ giúp hình thành nên các ứng dụng trong tương lai, định hướng các bước nghiên cứu, xây dựng quy trình triển khai để công tác điều tra quy hoạch rừng truyền thống sẽ dần được thay thế bằng kỹ thuật thu thập số liệu chi tiết, nhanh và chính xác hơn đó chính là kỹ thuật quét laser 3 chiều mặt đất TLS.

VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ

TIẾN SỸ XINLIAN LIANG Tiến sỹ Xinlian Liang là nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu và cũng là trưởng nhóm phụ trách nghiên cứu của Cơ quan Viễn thám và Đo vẽ ảnh hàng không thuộc Viện Nghiên cứu Địa không gian Phần Lan FGI và Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật quét laser 3D của Học viện Phần Lan AF.

GIÁO SƯ HARRI KAARTINENGiáo sư Harri Kaartinen nhận bằng Tiến sỹ của Trường Đại học Aalto trong nghiên cứu các tiêu chuẩn của hệ thống quét laser 3D mặt đất và xử lý số liệu đám mây điểm vào năm 2013. Ông cũng đồng thời là Giáo sư nghiên cứu của Cơ quan Viễn thám và Đo vẽ ảnh hàng không thuộc Viện Nghiên cứu Địa không gian Phần Lan FGI

GIÁO SƯ JUHA HYYPPA Giáo sư Juha Hyyppa là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật quét laser 3D của Học viện Phần Lan AF, Giám đốc Cơ quan Đo đạc Quốc gia Phần Lan và là thành viên quan trọng của Cơ quan Viễn thám và Đo vẽ ảnh hàng không thuộc Viện Nghiên cứu Địa không gian Phần Lan FGI

GIÁO SƯ NORBERT PFEIFERGiáo sư Norbert Pfeifer nhận chứng chỉ Tiến sỹ nghiên cứu khoa học bằng đề tài mô hình hóa địa hình DTM tại trường Đại học TU Wien, Áo sau đó Ông chueyern sang làm việc tại Hà Lan vào năn 2003 trong chuyên ngành ứng dụng kỹ thuật quét laser 3D, năm 2009 Ông đạt chức danh Giáo sư trong lĩnh vực đo vẽ ảnh hàng không.

 Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn