Nghiên cứu hang động – Xem và hiểu những số liệu công bố (Số 1)

Image Content

Tham khảo, sưu tầm, viết và biên tập – Công ty TNHH ANTHI Việt Nam

Những ngày gần đây, truyền thông cả nước đều đồng loạt đưa tin về sự kiện hãng truyền hình ABC Hoa Kỳ thực hiện buổi truyền hình trực tiếp với tên gọi “Good Morning America” tại Hang Én, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Trong suốt buổi truyền hình hấp dẫn này hình ảnh chủ đạo là Hang Sơn Đoòng, một trong số những hang động đang được đánh giá là lớn nhất trên thế giới. Một số thành viên của Nhóm Biên soạn Bản tin Công nghệ của Công ty TNHH ANTHI Việt Nam đã từng tham gia vào hai chuyến khảo sát mới đây nhất tại Hang Sơn Đoòng, để có thể hiểu sâu hơn về hang động cũng như những số liệu được công bố liên quan tới hang động, chúng tôi xin gửi tới Quý Độc giả cả nước các Bản tin Công nghệ để chúng ta cùng tìm hiểu về lĩnh vực đầy hấp dẫn này.

Khi công bố thông tin về kết quả nghiên cứu một hang động nào đó, một trong những phương thức gây ấn tượng với tất cả chúng ta là việc đưa ra các con số kèm theo cụm từ “kỷ lục” ví dụ như “to nhất”, “dài nhất”, “sâu nhất”, hay “rộng nhất”. Trong thực tiễn, chưa hề tồn tại một bộ tiêu chuẩn nào để xác định rõ chỉ tiêu “lớn nhất” hoặc “to nhất” về hang động cả. Tương tự như vậy, liên quan tới các số liệu nghiên cứu về hang động ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã công bố, những cụm từ trên được sử dụng một cách thường xuyên và được tham chiếu tới một khía cạnh nào đó của hang động như diện tich bề mặt trung bình, diện tích bề mặt khu vực hang động nghiên cứu, chiều cao, bề ngang hoặc thể tích đo được về hang động đó. Trước đây việc xác định được chính xác chỉ số thể tích của một hang động nào đó không hề đơn giản bởi bản thân việc đo đạc chính xác chiều cao và độ rộng của hang động cũng đã rất khó khăn (trước khi xuất hiện các thiết bị đo khoảng cách bằng kỹ thuật laser).

Cũng liên quan tới việc công bố các số liệu liên quan tới hang động, chúng ta cũng cần làm rõ ba thuật ngữ thường được sử dụng bằng Tiếng Anh là “Chamber”, “Passage” và “Cave”, trong đó:

- Chamber: Khoang rỗng, được sử dụng để mô tả những khoang rỗng mở rộng trong lòng hang, có sức chứa lớn (Ngăn, phòng, cung).

- Passage: Nhánh hang, ngụ ý chỉ các nhánh của hang động. Các hang động thường phân nhánh, đôi khi có nhiều nhánh theo tất cả các hướng. Ngoài ra thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ một ngách hang nhỏ nối hai khoang rỗng (Chamber) với nhau.

- Cave: Hang, động, diễn tả một thành tạo hoàn chỉnh với cửa vào và cửa ra của riêng thành tạo đó. Thông thường trong Tiếng Việt chúng ta sử dụng từ “động” để chỉ một hang có cửa vào nhỏ nhưng phần bên trong lòng hang mở rộng ra và “hang” để diễn tả đối tượng ngược lại, cửa vào mở rộng nhưng lòng hang lại thu hẹp hơn.

Phân tích như vậy cũng để chúng ta thấy được rằng, việc xác định một thành tạo địa chất ngầm là hang động, khoang rỗng hay nhánh hang trong thực tiễn cũng không hề đơn giản, đặc biệt là với đối tượng hang động và nhánh hang. Những thành tạo chúng ta gọi là hang động vì chúng có kích thước lớn kéo dài, đôi khi lại chỉ là một nhánh hang nếu chúng ta xem xét chúng trong một hệ thống hang động phức tạp của cả một khu vực. Theo đó việc chúng ta sử dụng ba thuật ngữ trên đôi khi là nguyên nhân gây ra những rắc rối không nhỏ khi công bố và so sánh những số liệu liên quan tới các đối tượng rỗng nằm trong lòng đất (hang, động, khoang rỗng, hay nhánh hang), đặc biệt đối với đại đa số độc giả đều không phải là chuyên gia về hang động, để phân biệt được rõ ràng ba thuật ngữ nêu trên không phải là việc dễ dàng. Ví dụ khi đề cập tới thể tích của một khoang rỗng (Chamber) không có nghĩa là thể tích của toàn bộ hang động có chứa khoang rỗng đó, vì vậy khi xem xét số liệu về hang động được công bố, chúng ta cần biết chắc rằng các tham số đó được xét và so sánh cho cùng một đối tượng tương đồng, cùng là hang động, cùng là khoang rỗng hay cùng là nhánh hang, có như vậy mới không gây ra sự hiểu lầm cho người đọc về các thông số đưa ra.

Quay trở lại việc xem xét những kỷ lục về hang động đã từng được công bố, Malaysia dường như là quốc gia nắm giữ nhiều hang động với các con số kỷ lục. Ví dụ hệ thống hang động ở công viên quốc gia Mulu tỉnh Sarawak với hang Cleawater (Clearwater Cave) dài nhất Đông Nam Á đây cũng là hang có độ dài đứng thứ tám trên thế giới với tổng chiều dài là 206 Km và Clearwater cũng là hang động có thể tích lớn nhất trên thế giới nếu xét theo cả chiều dài của hang đã công bố (www.mulucaves.org).

Hình dạng và kích thước khoang rỗng Sarawak được xác định sau lần đo đạc khảo sát thứ nhất. Có thể xếp được 8 máy bay Boeing 747 liên tục theo chiều dọc của khoang (Mỗi chiếc Boeing 747 dài 70 mét)

Hình dạng và kích thước khoang rỗng Sarawak được xác định sau lần đo đạc khảo sát thứ hai vào tháng 2/2011 sử dụng máy quét laser 3 chiều mặt đất. Thật là vãi quá đi mà sợ thật là sợ ơi

Khoang rỗng Sarawak (Sarawak Chamber) ở Gua Nasib Bagus, Malaysia trong một gian dài từng được xem là khoang rỗng ngầm lớn nhất thế giới (xác định bởi diện tích bề mặt và thể tích) dựa trên những số liệu thống kê công bố (www.caverbob.com). Khoang rỗng Sarawak đã được đo đạc lại trong một dự án mang tên Mulu Caves Expendition vào năm 2011 bằng cách sử dụng kỹ thuật quét laser 3 chiều mặt đất (đây là kỹ thuật đo cao cấp nhất tính tới thời điểm hiện tại) và các kết quả cũng đã được công bố chi tiết trên trang (www.mulucaves.org). Tháng 9/2014, trong một báo cáo của chuyên trang National Geographic đã đưa ra thông tin khoang rỗng Miao (Miao Chamber) nằm trong hệ thống hang động Gebihe, Trung Quốc có thể tích đo được lớn hơn cả thể tích của khoảng rỗng Sarawak mặc dù diện tích của khoang rỗng Miao nhỏ hơn diện tích của khoang rỗng Sarawak (www.nationalgeographic.com) và toàn bộ hang Miao cũng được đo đạc bằng kỹ thuật quét laser 3 chiều mặt đất.

Trang tin của Malaysia công bố số liệu liên quan tới sự “lớn nhất thế giới” của hang động Clearwater, nhánh hang Deer và khoang rỗng Sarawak vẫn còn đang cân nhắc bằng dấu (?). Nguồn www.mulacaves.org

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn