Số 04/2020: GALILEO hiện đã hồi đáp tin nhắn khẩn nguy SOS trên toàn cầu

Image Content

Theo bản tin công bố từ European Space Agency

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Song song với việc cung cấp các dịch vụ định vị dẫn đường toàn cầu, chùm vệ tinh định vị Galileo của Cộng đồng Châu Âu đã đóng góp vào việc cứu sinh mạng của hơn 2.000 người mỗi năm thông qua việc trở thành hệ thống đầu tiên hồi đáp các tin nhắn khẩn nguy SOS. Cũng từ thời điểm này tất cả các vệ tinh định vị Galileo đều sẽ trả lời tất cả các tin nhắn khẩn nguy để đảm bảo mọi trường hợp đang rơi vào tình huống nguy hiểm đều nhận được sự trợ giúp kịp thời và đúng những vị trí mà tín hiệu được gửi đi.

Thiết bị cứu nạn Cospas-Sarsat thường được sử dụng trong du lịch và thám hiểm. Các tín hiệu khẩn nguy của thiết bị này được nhận bởi các vệ tinh trên quỹ đạo bao gồm cả các vệ tinh định vị Galileo (Theo GSA).

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA (European Space Agency) đã thiết kế hệ thống liên kết hồi đáp dành riêng cho Galileo, hệ thống liên kết này đã chính thức công bố đi vào hoạt động trong tuần cuối của tháng 01/2020 trong khuôn khổ Hội thảo Vũ trụ Châu Âu lần thứ 12 vừa tổ chức ở Bỉ. Thời gian tin nhắn gửi đi và hệ thống liên kết của Galileo xác nhận đã bắt được tín hiệu chỉ diễn ra trong vòng vài phút với hầu hết mọi trường hợp, trường hợp lâu nhất đã xác định vào khoảng 30 phút, tuỳ thuộc phần lớn vào khoảng thời gian cần thiết để dò tìm và xác định vị trí phát đi tín hiệu.

“Bất kỳ ai đang rơi vào tình trạng khẩn nguy đều sẽ nhận được tín hiệu xác nhận hồi đáp thông qua các chỉ thị trên thiết bị phát tín hiệu khẩn nguy (Rescue Activated Beacon) để thông báo với người đang bị nạn rằng các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn đã xác định được tín hiệu khẩn nguy và vị trí của họ”, ông Igor Stojkovic kỹ sư thiết kế các giải pháp tìm kiếm cứu nạn bằng hệ thống vệ tinh Galileo của ESA giải thích “Đối với những người đang rơi vào trường hợp cực kỳ khó khăn, những thông báo quan trọng này có thể tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn”.

Tất cả 26 vệ tinh Galileo đều mang theo gói thiết bị tìm kiếm cứu nạn Cospas-Sarsat trọng lượng 8 kg, tiêu thụ khoảng 3% nguồn cấp điện của vệ tinh với bộ thu phát và bộ lặp được đóng góp cạnh ăng ten dẫn đường chính của vệ tinh.

Được thiết kế và chế tạo bởi các quốc gia gồm Canada, Pháp, Nga và Hoa Kỳ năm 1979, Cospas-Sarsat bắt đầu đi vào hoạt động trên các vệ tinh ở quỹ đạo thấp di chuyển trên quỹ đạo lặp lại cho phép sử dụng Doppler để xác định khoảng cách của các tín hiệu khẩn nguy từ đó truy ra vị trí của chúng. Ở giai đoạn phát triển tiếp theo các vệ tinh địa tĩnh cũng được trang bị bộ phận Cospas-Sarsat giúp phủ trùm trên diện rộng bởi độ cao bay lớn hơn, nhưng sự dịch chuyển của các vệ tinh này ít có liên hệ với mặt đất hơn do vậy việc áp dụng Doppler không thực hiện được.

Hệ thống tìm kiếm kiếm cứu nạn Cospas-Sarsat.


Các vệ tinh quỹ đạo trung bình như Galileo có độ cao bày khoảng 23.222 km có khả năng thực hiện tốt nhất đồng thời cả hai chức năng, quỹ đạo bay ở độ cao này có khả năng quan sát một vùng rộng lớn trên mặt đất bằng cách kết hợp các vệ tinh cùng với phép đo thời gian đến của tín hiệu cũng như kỹ thuật xác định khoảng cách Doppler giúp các vệ tinh này xác định vị trí tín hiệu SOS tốt hơn. Việc kết hợp các kỹ thuật cao cấp trên các vệ tinh Galileo cho phép cải thiện một cách ấn tượng khoảng thời gian cần thiết để xác định vị trí phát đi tín hiệu khẩn nguy từ bốn tiếng đồng hồ xuống dưới năm phút với độ chính xác vị trí đạt từ một tới hai km (nằm trong giới hạn chỉ tiêu kỹ thuật 5 km trong thời gian 10 phút).

Dịch vụ tìm kiếm cứu nạn của hệ thống Galileo là sản phẩm đóng góp của Châu Âu vào hệ thống Cospas-Sarsat, điều hành bởi GSA (European Global Navigation Satellites System Agency), thiết kế và phát triển bởi ESA. Theo cơ quan quản lý thiết kế tổng thể của hệ thống Galileo, ESA chịu trách nhiệm phần giao tiếp giữa hạ tầng cốt yếu của Galileo với hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ liên kết hồi đáp, việc mua sắm được thực hiện bởi Uỷ ban Châu Âu EC (Europen Commission) và hoạt động bởi cơ quan vũ trụ Pháp CNES.

Các bộ phát đáp vệ tinh Cospas-Sarsat được hỗ trợ bởi ba trạm mặt đất nằm ở các góc của Châu Âu được biết đến với tên gọi MEOLUT (Medium-Earth Orbit Local User Terminal) đặt tại quần đảo Spitsbergen Na Uy, Đảo Síp và quần đảo Canary Tây Ban Nha, điều phối 3 trạm này là trạm trung tâm đặt tại Toulouse Pháp. Trong tương lai sẽ bổ sung một trạm MEOLUT nữa tại đảo La Reunion Pháp nằm ở Ấn Độ Dương nâng tổng số trạm lên con số 4 thay vì 3 như hiện tại. Các vệ tinh sẽ truyền các bản tin khẩn nguy tới các trạm MEOLUT này và sau đó sử dụng chúng để gửi tới các cơ quan tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn