Số 08/2017: Chính sách và định hướng phát triển của các hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh - GPS I GALILEO I GLONASS I BEIDOU - 4 - GPS Hệ thống vệ tinh định vị dẫn dắt trong tương lai

Image Content

2017 – NĂM CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GALILEO

Đại tá Steven Whitney, Giám đốc hệ thống định vị toàn cầu GPS

Paul Verhoef, Giám đốc Chương trình Galileo, Cơ quan Không gian Châu Âu ESA

ANTHI dịch và biên soạn

Việc phát triển một cách ấn tượng của MGUE đã tạo ra một thế hệ máy thu tín hiệu định vị với rất nhiều tính năng cao cấp như tính năng an toàn cao cấp, hạn chế tối đa khả năng bị phá và gây nghẽn tín hiệu định vị một cách có chủ ý … những tính năng cao cấp này đạt được trong khoảng thời gian nhanh chóng với chi phí hợp lý ngoài mức mong đợi của chúng tôi. Thế hệ máy thu này có khả năng hỗ trợ tốt hơn nhiều đối với các yêu cầu ngày càng khắt khe của các chiến cơ thế hệ bốn và năm cũng như các trang thiết bị hiện đại của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Chính Không Lực Hoa Kỳ là nơi biến các máy thu của chương trình MGUE phát huy hết khả năng thông qua các chương trình phức hợp và thành công của các bước thử nghiệm tạo động lực để vượt qua khó khăn thách thức nhằm đảm bảo đúng tiến độ kiểm tra nghiệm thu và bàn giao.

Trong năm 2017, nhóm MGUE sẽ tiếp tục đà phát triển để tích hợp bản mạch MGUE vào các hạ tầng nền tảng khác nhau đang được sử dụng rộng rãi trong Bộ Quốc Phòng bao gồm: Máy bay ném bom chiến lược B-2 của Không Lực. Tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải Quân. Thiết bị phân bổ và cung cấp tín hiệu GPS lắp đặt trên các phương tiện bọc thép tấn công trên bộ. Và cuối cùng là phương tiện tấn công chiến thuật hạng nhẹ của lực lượng lính thủy đánh bộ.

Bốn nền tảng nêu trên sẽ cung cấp định hướng cho nhiệm vụ tích hợp và thử nghiệm hoạt động trong toàn bộ các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và thúc đẩy họ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa GPS. Các sỹ quan và kỹ thuật của Chương trình MGUE đã làm việc liên tục với các sỹ quan của Chương trình B-2 cũng như sỹ quan của Chương trình tích hợp quản trị hệ thống ngay trên thực địa để kiểm tra khả năng tích hợp và hoạt động của máy thu GPS nguyên mẫu mã M sẽ sử dụng cho máy bay thế hệ mới có thiết kế đặc biệt tối ưu. Các bước thử nghiệm đã làm rõ khả năng tìm và thu tín hiệu và các loại mã C/A, Y và M trong không gian cũng như kiểm tra khả năng kết nối của nguyên mẫu máy thu MGUE với ăng ten thu có thiết kế hoàn toàn mới trên máy bay ném bom chiến lược B-2.

Năm 2017, Lãnh đạo của Chương trình GPS cũng sẽ xác lập kế hoạch để đưa Chương trình MGUE sang mức hai, xác lập chiến lược phát triển lâu dài để phát triển các bản mạch tích hợp cho từng ứng dụng cụ thể cũng như đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong tương lai của các hệ thống mang tính nền tảng hỗ trợ cho các hoạt động quân sự trên chiến trường như hướng dẫn phương tiện di chuyển chính xác, các loại máy thu không gian cao cấp và các thiết bị định vị vệ tinh GPS cầm tay thế hệ mới hiện đại hơn những gì chúng ta đang sử dụng tới thời điểm hiện tại.

KẾT LUẬN

Đối với chúng tôi năm 2016 là năm có quá nhiều thử thách nhưng cũng là một năm thành công ngoài mong đợi. Hướng tới năm 2017 và những năm tiếp theo, thách thức vẫn còn rất nhiều trước mắt ở tất cả các phân khúc của toàn bộ Chương trình GPS như OCX, GPS III và MGUE để bàn giao những sản phẩm cuối cùng có kiến trúc hệ thống cũng như thiết kế hiện đại nhất. Tất cả tập thể chúng tôi cũng như các đối tác tham gia vào các Chương trình con đều là những người dành hết sức lực và tâm huyết cho công việc và thực sự thấy tự hào khi có cơ hội được làm việc và đóng góp một phần vào sự phát triển của GPS trong tương lai. Chính niềm tin và mong muốn cống hiến sẽ giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện từng nhiệm vụ để hiện thực hóa “Tiêu Chuẩn Vàng” trong lĩnh vực định vị và dẫn đường bằng vệ tinh trên bình diện toàn cầu.

2017 – NĂM CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GALILEO

Paul Verhoef, Giám đốc Chương trình Galileo, Cơ quan Không gian Châu Âu ESA

Chúng tôi đang ở thời điểm phấn khích nhất liên quan tới hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh mang tên Galileo của Cộng đồng Châu Âu – một trong hai chương trình nổi bật nhất của Châu Âu trong những năm gần đây. Giữa tháng Mười một chúng ta sẽ được chứng kiến việc lần đầu tiên các vệ tinh Galileo được phóng lên quỹ đạo sử dụng tàu phóng Ariane 5 từ sân bay vũ trụ French Guiana của Châu Âu, nơi mà các tàu phóng Soyuz của Liên bang Nga đã phục vụ chùm vệ tinh Galileo kể từ ngày khởi động đến nay. Thay vì hai vệ tinh một lần phóng, chúng tôi sẽ tăng lên tới bốn vệ tinh Galileo trong một phần phóng. Theo đó số vệ tinh trong không gian sẽ tăng nhanh từ 14 lên 18 sau chỉ một lần phóng nữa thôi. Đồng thời Liên minh Châu Âu cũng sẽ công bố các dịch vụ ban đầu của Galileo chính thức đi vào hoạt động vào dịp cuối năm 2017, và như vậy hệ thống Galileo đạt tới điểm cuối để chính thức cung cấp các dịch vụ khai thác cho người sử dụng trên khắp toàn cầu.

KHI GALILEO GẶP ARIANE

Để có được kế hoạch phóng vệ tinh Galileo vào tháng 11 chúng tôi đã trải qua hàng năm trời thiết kế, triển khai, điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với biến thể tên lửa đẩy đầy sức mạnh của Châu Âu mang tên Ariane 5 ES (Evolution Storable) Galileo. Tên lửa đẩy sau khi điều chỉnh cấu hình có tầng thấp mạnh hơn các biến thể khác đồng thời có khả năng kích hoạt chủ động ở tầng trên, được sử dụng lần đầu vào năm 2008 để cung cấp cho Trạm Không gian Quốc tế ở quỹ đạo thấp. Thiết kế tàu phóng mới được bắt đầu năm 2012 dành cho vệ tinh Galileo, cho phép vận chuyển các hợp phần tải trọng lượng nhẹ với bốn vệ tinh Galileo nạp đầy nhiên liệu trọng lượng 738 kg cùng với vỏ bảo vệ nhưng buộc phải tải được hệ thống lên cao độ cao hơn quỹ đạo trung bình trái đất để đạt tới 23.522 km. Quỹ đạo mục tiêu chính xác được xác định thực nằm trên 300 km so với cao độ cuối cùng của chùm vệ tinh Galileo khi chính thức đi vào hoạt động, chính vì vậy tầng trên của Ariane buộc phải điều chỉnh để đạt tới cao độ nêu trên, đồng thời hợp phần đẩy của các vệ tinh định vị buộc phải có khả năng tự điều chỉnh để xuống tới cao độ thiết kế khi đi vào hoạt động.

(Còn tiếp)

Kính mời Quý Độc giả quan tâm đón đọc Bản tin Công nghệ Số 9 năm 2017 phần thứ ba về hệ thống chủ đạo trong lĩnh vực định vị toàn cầu bằng vệ tinh “GPS hệ thống vệ tinh định vị dẫn dắt trong tương lai” và loạt bài kế tiếp “2017 – Năm của hệ thống định vị toàn cầu Galileo”