Số 37/2021: OROLIA thắng hợp đồng sản xuất đồng hồ nguyên tử giá trị 70 triệu Euro cho vệ tinh Galileo

Image Content

Tracy Cozzens

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Orolia đã được trao hai hợp đồng cung cấp các đồng hồ nguyên tử (Atomic Clocks) cho 12 vệ tinh Galileo thế hệ thứ hai G2S (Galileo Second Generation System) trị giá 70 triệu euro. Hợp đồng thứ nhất đến từ Cơ quan Không gian Châu Âu ESA (European Space Agency) và hợp đồng thứ hai đến từ Leonardo.

Mỗi vệ tinh G2S thế hệ mới đều được thiết kế để cung cấp độ chính xác chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn cầu, mỗi vệ tinh sẽ bao gồm ba khối chuẩn tần số nguyên tử Orolia RAFS (Orolia Rubidium Atomic Frequency Standards) và hai gói đồng hồ nguyên tử vật lý Orolia ACP (Orolia Atomic Clock Physics) được tích hợp thành khối với bộ khuếch đại vi sóng phát bức xạ cảm ứng hydrogen thụ động PHM (Passive Hydrogen Masers) do Leonardo thiết kế chế tạo.

 

Đồng hồ nguyên tử RAFS Flight Model sẽ được tích hợp trên các vệ tinh Galileo thế hệ kế tiếp (Ảnh Orolia)

“Chúng tôi cảm thấy hết sức vinh dự vì đã được cân nhắc lựa chọn bởi Uỷ ban Châu Âu EU, ESA và Leonardo để tiếp tục cung cấp các biến thể đồng hồ không gian nguyên tử cao cấp dành cho các vệ tinh Galileo thế hệ kế tiếp”, ông Jean-Yves Courtois, Giám đốc điều hành của Orolie phát biểu. “Với những ưu tiên hàng đầu, đội ngũ nhân lực làm việc không biết mệt mỏi và sự sáng tạo không ngừng đã giúp chúng tôi thiết kế nên tất cả các đồng hồ hiện đang được sử dụng trên các vệ tinh Galileo đang hoạt động trên quỹ đạo, chính các đồng hồ độ chính xác cao này đã góp phần quan trọng để hình thành nên hệ thống GNSS chính xác đang cung cấp dịch vụ ngày hôm nay. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình Galileo thông qua các kỹ thuật nâng cao mới nhất để tạo ra thiết bị thời gian trong lĩnh vực GNSS phục vụ cho nhân loại trên toàn thế giới”.

Khối RAFS của Orolia là khối đồng hồ nguyên tử rubidium có độ ổn định đặc biệt cao có khả năng tạo ra mức ổn định tần số vào khoảng 2 x 10-14 trên các khoảng giãn cách trung bình của 10.000 giây. Khối PHM của Leonardo khai thác tối đa năng lực tạo tính ổn định tần số cực kỳ tốt của RAFS để hình thành nên khối tải là đồng hồ chính (Master Clock) cho vệ tinh Galileo. Theo công bố của Orolia, kỹ thuật khuếch đại vi sóng phát bức xạ cảm ứng hydrogen thụ động (MASER) nhúng trong vệ tinh Galileo mang lại độ ổn định cực kỳ cao và vượt trội so với tất cả các dạng thức đồng hồ hiện đang sử dụng trên các vệ tinh định vị dẫn đường khác.

Khối tải trên vệ tinh Galileo G2S đã bắt đầu được kiểm tra thử nghiệm trong phòng kiểm chuẩn.

Orolia đã bàn giao tới các nhà sản xuất trên khắp thế giới hơn 140 bộ RAFS Flight Model, trong đó có 114 bộ đang bay cùng các vệ tinh GNSS. Thêm vào đó là 100 bộ PHM Flight Model cũng được giao tới các nhà sản xuất mà trong đó hiện có 56 bộ đang bay cùng các vệ tinh Galileo trên chùm vệ tinh hiện thời.

Theo ESA, các vệ tinh Galileo G2S sẽ là cuộc cách mạng hoá chùm vệ tinh Galileo, vệ tinh G2S sẽ tham gia cùng với 26 vệ tinh thế hệ đầu hiện đang trên quỹ đạo. Các vệ tinh G2S sẽ lớn nhiều so với các vệ tinh Galileo hiện thời, là các vệ tinh lần đầu tiên sử dụng động cơ đẩy bằng điện, đồng thời cũng được trang bị các ăng ten dẫn đường thế hệ mới mạnh mẽ hơn. Chùm vệ tinh G2S sẽ cung cấp các phép định vị có độ chính xác lên tới mức Đêximét (dm) trên toàn thế giới.

Vào tháng 5 năm 2021, Uỷ ban Châu Âu EC và ESA đã phát đi thông báo về việc lựa chọn Orolia là nhà cung cấp hợp phần lõi mô phỏng tín hiệu GNSS Skydel để sử dụng trong các bộ mô phỏng tín hiệu radio cho chùm vệ tinh G2S tương lai.

Galileo được biết đến là chương trình GNSS được quản lý và cấp ngân sách bởi Cộng đồng Châu Âu EU. Uỷ ban Châu Âu EC, ESA và EUSPA đã ký thoả thuận mà theo đó ESA được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ thiết kế và phát triển hệ thống Galileo thay mặt cho Uỷ ban và EUSPA, cùng với đó là nhiệm vụ tìm hiểu, khám phá, quản lý và điều hành hoạt động của Galileo.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn