Số 45/2019: Trung Quốc dẫn dắt thế giới với kế hoạch PNT " Toàn Diện"

Image Content

Dana Goward – GPS World

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề Stanford PNT hàng năm (Stanford Positioning, Navigation, and Timing Symposium), đại diện đến từ Trung Quốc đã mô tả rằng quốc gia của cô đang xây dựng một hệ thống phù hợp và ổn định theo ngôn ngữ mà cô sử dụng có thể coi đây là kiến trúc PNT “toàn diện”.

Xiaochun Lu với bài thuyết trình về kế hoạch PNT toàn diện của Trung Quốc tại hội nghị chuyên đề Stanford PNT ngày 30/10/2019 (Ảnh: Đại học Stanford).

Xiaochun Lu chuyên gia đến từ Trung tâm Dịch vụ Thời gian Quốc gia Trung Quốc (China’s National Timing Service Center) mô tả về hệ thống PNT đa nguồn của Trung Quốc sẽ trở nên “sẵn sàng ở mọi nơi, tích hợp tốt hơn và thông minh hơn”. Tiếp tục xoay quanh chủ đề nâng cấp hệ thống GNSS BeiDou với các vệ tinh quỹ đạo trung bình MEO (Medium Earth Orbit) có khả năng phối hợp với nhiều dạng thức nguồn cấp thông tin PNT khác. Trong đó bao gồm chùm PNT quỹ đạo thấp LEO (Low Earth Orbit), Loran-C, cảm biến định hướng quán tính trong (Inertial Sensors), và các hệ thống khác như hệ thống dẫn đường lượng tử đang được thiết kế phát triển cho tương lai.

Chùm PNT mới tương tác với LEO đã được đề cập khá nhiều lần trong các phần trình bày theo như thông tin của Rich Lee, Giám đốc điều hành của iPosi, người cũng tham gia hội nghị chuyên đề Stanford, Lee cũng biện hộ cho những lợi ích PNT của LEO và khuyến nghị rằng Hoa Kỳ nên cân nhắc một hệ thống tương tự như LEO của Trung Quốc để hiệu chỉnh cho GPS. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tín hiệu thu nhận được từ các chùm PNT ở LEO luôn khoẻ hơn và khó bị gián đoạn hơn so với các tín hiệu đến từ chùm vệ tinh MEO. Khi kết hợp với tín hiệu PNT từ MEO, chúng có khả năng tạo ra các phép định vị với độ chính xác cao hơn.

Trong phiên thảo luận sau khi kết thúc bài trình bày của mình, Lu chỉ ra rằng Trung Quốc đang có các ứng dụng đợi sẵn ở ITU cho 120 vệ tinh PNT LEO bay ở độ cao 700 Km. Một điểm đáng ghi nhớ khác cũng bao gồm trong kiến trúc là hệ thống PNT mặt đất Loran-C hiện có của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang hoạt động hệ thống này trong vài thập kỷ qua, hiện vẫn đang phối hợp hoạt động và tích hợp với các hệ thống của Nga và Bắc Triều Tiên dưới dạng một hợp phần của chương trình dịch vụ dẫn đường vô tuyến vùng viễn đông FERNS (Far East Radio Navigation Service).

Hoa Kỳ đã loại bỏ dịch vụ Loran-C vào năm 2010 bởi những tranh cãi liên quan tới hội đồng quốc gia PNT. Hệ thống Loran của Châu Âu cũng ngừng hoạt động vào năm 2015 sau khi khối Liên hiệp Anh triển khai phiên bản eLoran tự động có độ chính xác cao hơn ngay từ đầu năm 2015.

Tới thời điểm hiện tại Hoa Kỳ đang trong quá trình xử lý để công bố hệ thống dự phòng mặt đất cho mảng thời gian của GPS có khả năng mở rộng thêm hai mảng dịch vụ khác là định vị và dẫn đường trong tương lai. Châu Âu cũng đã nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của một hệ thống dự phòng khi hệ thống GNSS độc lập gặp phải sự cố, nhất là đối với các ứng dụng tối quan trọng như đảm bảo an toàn sinh mạng. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công bố tại Stanford về kế hoạch xây dựng kiến trúc PNT toàn diện trên quy mô quốc gia như hình dưới đây đến năm 2035.

Cả Châu Âu và Hoa Kỳ đều đã từng công bố các kế hoạch dẫn đường vô tuyến trước đây, các kế hoạch này được mô tả chi tiết bằng các hệ thống hiện thời với tính thực thi rất cao. Năm 2008 Hoa Kỳ công bố tài liệu “Nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia Định vị, Dẫn đường và Thời gian” (National Positioning, Navigation, and Timing Architecture Study). Một số hình ảnh đồ hoạ trong tài liệu năm 2008 này đã được trích dẫn sử dụng trong bài trình bày của Lu ở hội nghị Stanford lần này điều đó đưa ra chỉ dấu rằng nghiên cứu của Hoa Kỳ có thể đã giúp ích cho những kế hoạch phát triển tương lai của Trung Quốc.

Tháng 08/2019 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố Chiến lược PNT. Nó giống như hầu hết các đường hướng kế hoạch của Trung Quốc được Lu thể hiện trong bài trình bày của mình đó là việc sử dụng đa dạng nguồn cung PNT. Trong chiến lược của mình AFC Hoa Kỳ (U.S. Army Futures Commands) kết hợp với Trường Đại học Texas phát triển hàng trăm phương thức truyền thông vệ tinh PNT để triển khai trên các vệ tinh LEO tương lai.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn