Số 50/2018: Những giải pháp đo vẽ ảnh hàng không nào phù hợp ? - Số 2

Image Content

Wim van Wegen

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

KẾT HỢP LIDAR VÀ ĐO VẼ ẢNH HÀNG KHÔNG

Từ những phân tích trong phần trước, và có lẽ chỉ nhìn một cách logic vào những điểm mạnh và những bất lợi của cả hai phương pháp LiDAR và đo vẽ ảnh hàng không để xác định xu thế phát triển tất yếu trong lĩnh vực này chính là sự kết hợp cả hai phương pháp này lại với nhau (Như trong Bảng 1). Hơn một nửa số người hoạt động trong lĩnh vực đo đạc tham gia vào quá trình khảo sát đều cho biết tới thời điểm hiện tại họ đang sử dụng kết hợp kỹ thuật đo vẽ ảnh hàng không với LiDAR để tạo ra các mô hình 3 chiều phức hợp cho khu vực đô thị, trong lĩnh vực khảo cổ học và lâm nghiệp đây cũng chính là những lĩnh vực đã có nhiều ví dụ điển hình về lợi thế khi kết hợp hai kỹ thuật này lại với nhau. Ví dụ khi tiến hành đo đạc cho những khu vực khảo cổ diện rộng, ở thời điểm hiện tại người ta hoàn toàn có khả năng triển khai sử dụng máy bay không người lái trang bị máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh sử dụng ở đây có thể là NADIR hoặc OBLIQUE kết hợp với bề mặt được quét một cách chi tiết ở tỷ lệ lớn bằng các máy quét laser 3D mặt đất để thể hiện toàn bộ khu vực và các đối tượng cần quan tâm đặc biệt. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, kỹ thuật LiDAR có khả năng tổng hợp các mô hình số độ cao DEM và máy chụp ảnh cho số liệu về độ phủ tán cây rừng, từ độ phủ tán cây này các nhà lâm nghiệp có khả năng đo đạc các thông số liên quan đến cấu trúc tán cây cũng như cung cấp nguồn thông tin không gian có liên quan. Ngược lại với kỹ thuật LiDAR, kỹ thuật đo vẽ ảnh hàng không hoàn toàn không có khả năng xuyên qua tán lá cây rừng xuống phía dưới, nhưng kỹ thuật đo vẽ ảnh hàng không lại giúp chúng ta có thể gắn kết các ảnh chụp lại với nhau tạo thành một mô hình ảnh thống nhất cho toàn bộ khu bay để từ đó giúp các nhà lâm nghiệp xác định một cách chính xác hiện trạng tán cây, chủng loại cây, độ phủ … trong khu vực một cách tiết kiệm và tin cậy hơn. Và có vẻ như khi kết hợp hai kỹ thuật này lại với nhau, chúng ta sẽ được một giải pháp hoàn chỉnh hơn nhiều. Bảng dưới đây thể hiện rõ hơn điều này.

Bảng 1 – Những ứng dụng chính liên quan tới sử dụng kỹ thuật đo vẽ ảnh hàng không và LiDAR thu được trong quá trình khảo sát.

PHẦN MỀM ĐO VẼ ẢNH HÀNG KHÔNG

Trên thị trường hiện có một số giải pháp phần mềm đo vẽ ảnh hàng không phổ biến, các phần mềm này có khả năng thực hiện toàn bộ quy trình xử lý đo vẽ cũng như tổng hợp các mô hình số liệu không gian 3D. Những nhà ứng dụng chuyên nghiệp có thể sử dụng các phần mềm này để tạo ra các khối ảnh, ảnh trực giao, đám mây điểm và các mô hình thành quả. Một số phần mềm đo vẽ ảnh hàng không được thiết kế phù hợp với các bức ảnh khuôn dạng lớn (Large Format) từ các hệ thống chụp ảnh cao cấp và ảnh vệ tinh, trong khi một số phần mềm lại được phát triển dành riêng cho các bức ảnh khuôn dạng trung bình và nhỏ (Small and Medium Format) do các máy ảnh lắp trên thiết bị bay không người lái (UAV hoặc Drones) cung cấp. Pix4D và Agisoft PhotoScan hiện đang là các phần mềm ứng dụng chiếm ưu thế trên thị trường theo số liệu điều tra thu được lần này. Thông qua kết quả của một cuộc điều tra khác được Michael Schwind và Michael Starek công bố trong ấn bản GIM International năm 2017 thì cả hai phần mềm Pix4D và Agisoft PhotoScan đều khá tương đồng về mặt mật độ, khoảng cách và số lượng điểm trong quá trình xử lý chuyển đổi đám mây điểm.

Bên cạnh hai phần mềm Pix4D và Agisoft PhotoScan thì những phần mềm khác cũng được người sử dụng tìm kiếm lựa chọn gồm Inpho (Trimble), ContextCapture (Bentley), DroneDeploy, Photomod (Racurs), Correlator3D (SimActive) và SURE (nFrame).

Mô hình 3D khu vực đô thị được dựng bởi phần mềm Context Capture của Bentley

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn