Trạm tham chiếu hoạt động liên tục CORS. Lịch sử - Ứng dụng và những nâng cấp trong tương lai - Số cuối

Image Content

Richard A. Snay và Tomas Soler ANTHI Việt Nam tổng hợp dịch và biên soạn

Các nghiên cứu tầng đối lưu

Độ trễ của các tín hiệu GPS gây ra bởi nguyên nhân khúc xạ của tầng đối lưu hay nói cách khác là các điện tử tự do trong khí quyển, kết hợp với các yếu tố khí tượng khác như nhiệt độ, áp suất và sự thay đổi của sự bốc hơi nước theo chiều thẳng đứng lên tới độ cao khoảng 16 km. Nếu như áp suất khí quyển được biết đến với độ chính xác chấp nhận được ở độ cao ngang với độ cao của ăng ten thu GPS, khi đó độ trễ ƯỚT (wet) và KHÔ (dry) tại vị trí có thể tách riêng với sai số nhỏ. Nếu chúng ta xây dựng được bản đồ kết quả độ trễ tín hiệu ướt tích hợp trong mô hình bốc hơi nước IPW theo chiều thẳng đứng (với điều kiện đã biết được trọng số biến thiên nhiệt độ trong tầng khí quyển. Sự bốc hơi là một trong những biến số quan trọng nhất trong nghiên cứu tầng khí quyển trái đất, đây là nguồn gốc cơ bản hình thành nên các đám mây cũng như tham gia vào quá trình kiến tạo các dạng thức thời tiết khác nhau.Chỉ số IPW có sự biến đổi khá lớn trên bề mặt trái đất<5 mm ở gần các vùng cực và >50 mm ở gần khu vực xích đạo.Hầu hết (lên tới khoảng 95%) lượng nước trong khí quyển nằm trong khu vực có độ cao dưới 5 km (hoặc nằm dưới bề mặt có áp suất khoảng 500 hPa). Những biến động lớn của sự bốc hơi nước phân bố theo cả chiều thẳng đứng và chiều ngang có khả năng xuất hiện liên tục và lặp lại (theo từng phút hoặc giờ) đặc biệt trong những thời điểm thời tiết có biến động mạnh.

ESRL là Phòng nghiên cứu các hệ thống trái đất của NOAA (hoặc còn được biết đến với tên gọi khác là Phòng thí nghiệm các hệ thống cảnh báo của NOAA) đã phát triển hoàn chỉnh khả năng ước định biến thiên độ trễ tầng đối lưu trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ (còn được biết đến với tên gọi CONUS). Quá trình xử lý ước định dựa trên nền tảng mô hình độ trễ sử dụng số liệu quan trắc GPS từ lưới các trạm CORS kết hợp với các số liệu khí tượng khác. NOAA cập nhật mô hình kết quả theo từng giờ. Thực tiễn cho thấy có thể sử dụng các vị trí trạm CORS để ước định độ trễ tín hiệu tầng đối lưu cho từng trạm với độ chính xác cao bởi các trang thiết bị quan trắc cũng như các cảm biến cung cấp số liệu khí tượng cũng ngày càng hiện đại và chính xác hơn, chính điều này đã tạo ra số liệu hiệu chỉnh phép định vị GPS độ chính xác cao. Số liệu đến từ lưới hợp thành bởi 385 trạm CORS cập nhật liên tục theo giờ lên mô hình dự báo thời tiết tham chiếu trên lưới mặt phẳng hai chiều có khoảng cách mỗi nốt khoảng 13 km.

Cũng chính ESRL đã phát triển ứng dụng NOAATrop, đây là cách thức mới giúp cải thiện khả năng định vị GPS, độ chính xác thời gian và dẫn đường thông qua việc sử dụng số liệu thời tiết trong chế độ thời gian thực do các trạm CORS cung cấp. Độ chính xác bình phương tối thiểu của mô hình độ trễ hiện tại được NOAATrop xác định nằm trong khoảng xấp xỉ 2 cm trong mùa lạnh và <4 cm trong mùa ấm.

Các nghiên cứu tầng điện ly

Các mô hình tầng điện ly diện rộng đã được phát triển để mô hình hóa và làm giảm bớt những ảnh hưởng của tầng điện ly cục bộ địa phương. Các mô hình này được xây dựng dựa trên số liệu quan trắc đa tần số thu nhận từ mạng lưới các trạm CORS. Tầng điện ly nằm phân tán ở vị trí trung bình phía trên tầng khí quyển bắt đầu từ độ cao khoảng 50 km và mở rộng lên phía trên khoảng vài trăm kilomet. Bức xạ từ mặt trời và các hạt ngưng tụ từkhí quyển tạo ra các điện tử tự do và ion đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc gây ra độ trễ cho sóng vô tuyến truyền dẫn trong môi trường này. Trạng thái của tầng điện ly là hàm của mật độ bức xạ và hoạt động điện từ, vị trí điểm trên bề mặt trái đất, thời gian địa phương và những yếu tố khác.Khi các tín hiệu GPS đi ngang qua tầng điện ly, chúng bị trễ bởi tổng các hợp phần điện tử TEC (Total Electron Content) trong khu vực tầng điện ly ở một điểm thời gian xác định. Bản đồ hàng ngày thể hiện giá trị ước định của TEC trên CONUS được xây dựng trên nền tảng số liệu CORS gửi về từ 180 trạm đã được xử lý tạo NGS và công bố rộng rãi trên Internet kể từ năm 1997.

Gần đây Trung tâm Dự báo Thời tiết không gian SWPC của NOAA bắt đầu tiến hành mô hình hóa giá trị TEC dưới dạng 3D phục vụ cho CONUS sử dụng số liệu trạm CORS.Mô hình này được cập nhật cứ mỗi 15 phút với độ trễ thời gian khoảng 30 phút. Sản phẩm này được thiết kế để xác định số lượng TEC trên CONUS trong chế độ cận thời gian thực và được triển khai thông qua mối liên hệ hợp tác giữa các bên như SWPC, NGS, ESRL và Trung tâm số liệu địa vật lý Quốc gia NOAA.

Tham chiếu địa lý phục vụ cho các thiết bị bay

Số liệu khả dụng từ các trạm CORS đã được sử dụng phục vụ trong nhiều ứng dụng viễn thám. Khả năng xác định chính xác vị trí của thiết bị bay sử dụng trong đo vẽ ảnh hàng không là tối quan trọng để cải thiện và tăng cường tính tin cậy trong quá trình đo vẽ giải tích ảnh phục vụ cho thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, đặc biệt là bản đồ ở các khu vực nguy hiểm khó tiếp cận trực tiếp. Cũng với khái niệm tương tự như vậy phục vụ đánh dấu tham chiếu tại các điểm quan trọng từ trong không gian cho các camera kỹ thuật số đã được mở rộng cho nhiều ứng dụng thành lập bản đồ địa hình sử dụng các cảm biến số liệu thế hệ mới như máy quét radar, thiết bị quét laser 3D hàng không LiDAR, hệ thống định hướng trong, cảm biến đo đạc ngầm.

Việc sử dụng số liệu trạm CORS trong quá trình xử lý đo vẽ ảnh hàng không đã được xác định là một trong số các lựa chọn hết sức ấn tượng. Cộng đồng những người làm đo vẽ ảnh hàng không là đối tượng sớm được hưởng lợi từ việc tăng cường số lượng các trạm CORS trong lưới. Việc sử dụng các trạm CORS trong quá trình phân sai GPS để xác định chính xác vị trí của thiết bị bay cho kết quảchính xác hơn rất nhiều dựa trên các phép đo sóng mang trên các cạnh đo có độ dài lớn hơn trước đây rất nhiều. Theo đó khi số lượng các trạm CORS trong thực tiễn tăng lên cũng đồng nghĩa với việc công tác bay chụp và đo vẽ ảnh hàng không có được nhiều tiện ích hơn, ví dụ khả năng truy cập vào các khối số liệu đo GPS với tần xuất ghi số liệu lên tới 1 giây  thay vì tần xuất chuẩn trước đây là 30 giây như vậy tọa độ tâm ảnh chụp được định vị với độ chính xác cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Kết luận

Như vậy qua bảy [7] số các Bản tin Công nghệ trong thời gian vừa qua, chúng ta đã cùng nhau xem và tổng kết lại toàn bộ lịch sử, quá trình hình thành phát triển, các ứng dụng tiềm năng cũng như tương lai của kỹ thuật đo đạc định vị dựa trên nền tảng vệ tinh thông qua hệ thống lưới các trạm cố định hoạt động liên tục CORS mà cụ thể ở đây là lưới CORS phủ trùm trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Có thể nói sự xuất hiện của lưới CORS đã đóng góp một phần rất quan trọng cho cộng đồng. Rất nhiều nhà đo đạc trắc địa, địa lý, địa chất, địa mạo, khí tượng thủy văn, bản đồ và hệ thống thông tin địa lý cũng như các nhà khoa học ứng dụng khác đã và đang sử dụng số liệu CORS hàng ngày thông qua việc tải số liệu về từ địa chỉ UFCORS và FTP của NGS. Tới thời điểm hiện tại khó có thể hình dung được sự thiếu vắng của lưới CORS trong các hoạt động nghiên cứu khoa học về trái đất, sự hình thành và tham gia vào lưới CORS toàn cầu ngày càng trở nên rõ ràng hơn bởi có sự tham gia của nhiều Quốc gia trên thế giới.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn