Số 10/2023: KHUNG NHIỆM VỤ TÍCH HỢP THÔNG TIN ĐỊA KHÔNG GIAN LIÊN HỢP QUỐC – Số 2

Image Content

Greg Scott, CheeHai Teo, Lesley Arnold, Tim Trainor – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Sau hai năm với các phiên làm việc trực tuyến ảo bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, phiên làm việc thứ mười hai của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Quản trị thông tin địa không gian toàn cầu UN-GGIM (United Nations Committee of Expert on Global Geospatial Information Management) đã quay lại làm việc trực tiếp vào tuần thứ nhất trong tháng 08/2022 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, thành phố New York. Đây được đánh giá là phiên làm việc đặc biệt thú vị và hiệu quả với 33 sự kiện bên lề, 256 đại biểu tham dự đến từ 73 quốc gia và 111 quan sát viên (Ảnh Anne Jogensen).


HƯỚNG TIẾP CẬN TƯƠNG LAI

Khung nhiệm vụ tích hợp thông tin địa không gian Liên Hợp Quốc UN-IGIF, bắt đầu được chấp thuận và triển khai thực tiễn bởi Liên Hợp Quốc UN (United Nations) vào năm 2018, cung cấp phương thức tiếp cận theo hướng tương lai tạo ra môi trường phù hợp mà tại đó các chính phủ của quốc gia có thể phối hợp, phát triển, tăng cường, mở rộng và phổ biến hiệu quả và ứng dụng trong việc sử dụng và chia sẻ thông tin địa không gian phục vụ cho các mục đích như xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển, ra quyết định và đổi mới sáng tạo. Nó sẽ hình thành tầm nhìn chung cho tất cả các cơ quan chính phủ và diễn giải các mục tiêu hiện thực hóa tầm nhìn, những hành động cần triển khai để hiện thực hóa và đạt được những mục tiêu, những kết quả và lợi ích cần thiết để hỗ trợ cho phát triển quốc gia.

UN-IGIF là khung nhiệm vụ đa phương toàn cầu ban đầu được phát triển bởi sự phối hợp giữa Liên Hợp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank) nhằm cung cấp những hướng dẫn cơ bản và tham chiếu phục vụ cho các quốc gia thu nhập thấp tới trung bình khi phát triển và tăng cường sức mạnh quốc gia cũng như vùng lãnh thổ của quốc gia đó liên kết với quản trị thông tin không gian cũng như các hạ tầng khác có liên quan. Tuy nhiên, với những gì mà UN-IGIF có liên quan trong 5 năm qua, nó đã trở thành điều hiển nhiên đối với các quốc gia đã phát triển và có thu nhập cao, chính các quốc gia này cũng hưởng rất nhiều lợi ích hết sức ấn tượng từ UN-IGIF thông qua các chương trình chiến lược tích hợp và độc lập trong quản trị nguồn lợi tự nhiên.

3 HỢP PHẦN CỦA UN-IGIF

Dưới đây là ba hợp phần tạo nên UN-IGIF được phân tích riêng nhưng có mối liên hệ liên kết mật thiết với nhau, được ghi nhận dưới dạng tài liệu trả lời cho các câu hỏi “Tại sao”, “Cái gì” và “Như thế nào”.

Phần 1 – Chiến lược tổng thể

Thể hiện các yếu tố trong chiến lược tiếp cận hướng tương lai trong UN-IGIF, xây dựng trên các nhu cầu quốc gia và các hoàn cảnh, cung cấp các thông điệp chiến lược tổng thể, khả năng mở rộng và tích hợp với các khung nhiệm vụ quốc gia, tập trung cụ thể vào chính sách, góc nhìn và các yếu tố của thông tin địa không gian. Nó xác lập ngữ cảnh giải thích tại sao quản trị thông tin địa không gian lại là yếu tố quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia thông qua 7 (bảy) nguyên tắc đã xác định, 8 (tám) mục tiêu cần đạt và 9 (chín) hướng đi chiến lược để dẫn dắt tiếp cận quốc gia có đưa vào xem xét những hoàn cảnh quốc gia cụ thể, những ưu tiên và các góc nhìn.

Phần 2 – Hướng dẫn triển khai

Đây là phần tài liệu chi tiết cung cấp thông tin liên quan đến “Cái gì”: Bao gồm những hướng dẫn cụ thể và hành động cần thực hiện trong quá trình triển khai UN-IGIF. Mở rộng từng phần của 9 (chín) chiến lược phát triển, Hướng dẫn Triển khai được cấu thành bởi những hướng dẫn tham chiếu, kinh nghiệm tốt từ thực tiễn và các phương pháp xác định đối với từng con đường chiến lược đã định hình tổng thế, bao gồm cả các hướng dẫn để định hình và thành lập các ủy ban cấp dưới, các chuyên gia và các nhóm làm việc liên quan của UN-GGIM. Nhiệm vụ của các tài liệu là cung cấp nguồn tham khảo, đối chiếu và hướng dẫn cho chính phủ các quốc gia định hình khung nhiệm vụ tích hợp thông tin địa không gian phù hợp với từng quốc gia theo hướng chuyển đổi số mang tính hiện thực, rõ ràng và bền vững trong quá trình thực thi.

Phần 3 – Kế hoạch triển khai cấp quốc gia

Chi tiết và hoàn chỉnh bởi từng quốc gia trong quá trình triển khai. Kế hoạch chi tiết này sẽ xác định rõ các nguyên tắc hướng dẫn, những gợi ý khuyến nghị tùy chọn và hành động cần thiết trong Hướng dẫn Triển khai sẽ được áp dụng đưa vào thực tiễn khi nào và bởi những ai là người thực thi. Quan trọng hơn Kế hoạch triển khai cấp quốc gia là một kế hoạch hành động cụ thể chứ không phải một chương trình thiết kế để triển khai trong thực tiễn như vẫn thường thấy.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn