Số 17/2023: NHÀ ĐO ĐẠC 4.0 - NHỮNG KỸ NĂNG KỸ THUẬT NÀO CẦN PHẢI CÓ? – Số 4

Image Content

Rudolf Staiger – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

NHỮNG KỸ NĂNG LỖI THỜI

Để trả lời câu hỏi những kỹ năng nào mà các nhà đo đạc ngày nay cần có, chúng ta nên bắt đầu từ việc xem xét xem những kỹ năng nào sẽ trở nên lỗi thời. Mặc dù chúng ta không có nhiều thông tin liên quan tới những nhiệm vụ và công việc nào mà thế hệ các nhà đo đạc ngày xưa phải thực hiện, nhưng chúng ta lại biết rất rõ các nhà đo đạc 2.0 và 3.0 với những đôi mắt sắc xảo, khả năng chịu đựng những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và năng lực tính toán số liệu bằng tay thượng thừa. Các công cụ sử dụng trong quá trình tính toán cũng thay đổi theo thời gian, nhưng thực tiễn vẫn còn khá nhiều các kỹ năng thực hiện công việc bằng tay tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên câu chuyện đã hoàn toàn khác biệt đối với các nhà đo đạc thế hệ 4.0, có lẽ nguyên nhân đầu tiên đó chính là toàn bộ quy trình thực hiện các phép đo đã được tự động thực hiện hoàn toàn (ví dụ khả năng tự động tìm gương, tự động bắt theo gương di chuyển hoặc quét laser ba chiều). Cùng với đó là những gói phần mềm tính toán đầy đủ chức năng có khả năng thực hiện phép tính theo yêu cầu ứng dụng và trả về kết quả như mong muốn (đặt hàng). Một trong những điểm khác biệt rất lớn nữa ở thời điểm hiện tại, đó là thời gian làm việc trên thực địa đã được rút ngắn hơn rất rất nhiều so một vài thập kỷ trước và trong những trường hợp vận hành các hệ thống tự động hoàn toàn thì thời gian thực địa thường giảm tới mức không.

NHÀ ĐO ĐẠC 4.0

Vậy những kỹ năng gì mà các nhà đo đạc 4.0 cần có? Để nhận được số liệu có độ chính xác và tính tin cậy cao nhất, những thế hệ các nhà đo đạc thế hệ trước buộc phải dành rất nhiều thời gian, sự cố gắng và tính tập trung trên nền tảng năng lực con người để đặt lên các trang thiết bị đo tính thô sơ hiện có.

Những thay đổi về kỹ thuật công nghệ áp dụng ngay trên các thiết bị đo tính đã biến công việc chân tay phụ thuộc rất nhiều vào con người trở nên đơn giản hơn trong những năm gần đây, những nhà đo đạc ngày nay không chỉ là những nhà chuyên nghiệp trên các trang thiết bị mà họ sử dụng mà còn là những nhà chuyên nghiệp xuyên suốt toàn bộ quá trình vận hành từ lập phương án, thu thập số liệu thực địa, xử lý số liệu trong phòng, phân tích số liệu theo yêu cầu, hiển thị và xác minh cập nhật số liệu đối với kết quả cuối cùng khi đưa ra ứng dụng thực tiễn (xem Hình 6).

Hơn thế nữa chúng ta cũng cần phải xét đến những tác động mạnh mẽ của các kỹ thuật khác như Internet, năng lực kết nối không hạn chế mọi lúc mọi nơi, sức mạnh xử lý của máy tính, đây cũng chính là những động lực thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp 4.0. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, các nhà đo đạc hiện đại đã và đang ứng dụng một phần của nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta như: Trí tuệ nhân tạo AI; Số liệu lớn (Big Data); Phân tích số liệu (Data Mining); Vạn vật kết nối Internet IoT; Điện toán đám mây và các hệ thống máy tính cao cấp.

Trong quá khứ, các quyết định trong đo đạc tương đối đơn giản. Thực tiễn cũng chỉ tồn tại một số phương pháp đo (bởi thiết bị đo cũng đơn giản), đây là điểm hoàn toàn tương phản với tình hình ở thời điểm hiện tại, các nhà đo đạc không cần thiết phải lựa chọn giữa các kiểu loại khác nhau của thiết bị bởi tất cả các thiết bị đo đều đã được thiết kế và chỉ định cho từng tác vụ cụ thể.

Hình 6: Các kỹ năng cần thiết của nhà đo đạc ngày nay.

Nhìn chung, việc triển khai thu thập tất cả các dạng thức số liệu được hướng dẫn và kiểm soát bởi những quy định, và thực tiễn không có chỗ cho những quyết định mang tính cá nhân liên quan đến quy trình đo đạc và xử lý. Ví dụ với nhiệm vụ đo xác định điểm đơn – như xác định vị trí tọa độ phẳng hoặc độ cao – và các kết quả cuối cùng được thể hiện hoặc là trên bản đồ có tỷ lệ xác định trước hoặc các bảng phân tích số liệu theo yêu cầu (xem Hình 9).

Ngày nay, cả tiềm năng lẫn nhu cầu thực tiễn về đo đạc đều trở nên rộng và đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây. Một dự án đo đạc có thể được chia ra thành ba giai đoạn rõ rệt gồm: Kế hoạch & thiết kế; Thu thập số liệu; Xử lý số liệu (xem Hình 10). Ở giai đoạn trước đây quá trình triển khai dự án này phân tách khá rõ nét ở từng giai đoạn. Nhưng ngày nay, mặc dù chúng ta vẫn có ba giai đoạn, nhưng quá trình triển khai lại có khá nhiều sự khác biệt, đôi khi giai đoạn thiết kế lập kế hoạch lại là phần kéo dài nhất, và những phần đầu của giai đoạn xử lý số liệu thường bắt đầu song song với giai đoạn thu thập số liệu (đôi khi còn diễn ra trong chế độ thời gian thực. Cũng chính bởi năng lực và hiệu quả vượt trội của các thiết bị đo chúng ta sử dụng cho quá trình thu thập và xử lý số liệu mà dự án có thể kết thúc nhanh hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã làm trong quá khứ. Cùng thời điểm đó, các kết quả thu được có thể bắt đầu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Lập kế hoạch, thành lập bản đồ các tỷ lệ với mức độ chi tiết của các yếu tố nội dung hoàn toàn khác nhau, tính toán xác định thể tích, xác định các tuyến vận hành tối ưu, tạo cơ sở dữ liệu cho quản trị và vận hành.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn