Số 22/2023 - BÙ NGHIÊNG KHÔNG ĐỊNH CHUẨN NAY ĐÃ THÀNH CHUẨN – Số 2

Image Content

Gavin Schrock – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Sau vài năm triển khai thực tiễn, Landman nói rằng đối với một số nhiệm vụ cụ thể họ sẽ không sử dụng chức năng bù nghiêng, sau khi đã tiến hành thử nghiệm, so sánh và đánh giá (chủ động thực hiện). Ví dụ, khi triển các bản vẽ xây dựng ra thực địa với các cấu trúc như tường vây và cột đỡ với yêu cầu độ chính xác luôn phải duy t trong khoảng từ 5mm đến 10mm. Tương tự như vậy đối với những nhiệm vụ mà độ chính xác độ cao là yêu cầu bắt buộc, ví dụ như kiểm tra chênh cao của các góc lượn (cua) và hoàn công độ phẳng mặt đường. Tuy nhiên, Landman cũng lưu ý rằng “Đây là yếu tố liên quan tới độ chính xác của kỹ thuật đo GNSS chứ không phải là vấn đề của kỹ thuật bù nghiêng”.

 

Bù nghiêng giúp cho các phép đo trên thực địa an toàn hơn (Ảnh: Lee Landman).

Landman cũng phân tích thêm về kinh nghiệm thu được từ thực tiễn “Cá nhân tôi thường lo lắng khi sử dụng kỹ thuật bù nghiêng đối với các sào đo dài hoặc khi liên tục thay đổi độ dài của sào đo, kết quả thu được khi sử dụng sai độ dài của sào đo có sai số lớn, và một lưu ý quan trọng nữa đó là việc các sào đo dài có khả năng làm suy giảm độ chính xác phép đo khi sử dụng kỹ thuật bù nghiêng”.

Một cách tổng quan về những ảnh hưởng trong các hoạt động đo đạc thực địa của mình, Landman giải trình “Năng lực cạnh tranh của chúng tôi gia tăng. Không phải vì yếu tố giảm giá thành, mà bởi thực tiễn của quá trình áp dụng kỹ thuật bù nghiêng làm cho công việc nhanh hơn, ít rủi ro hơn trong thu thập số liệu hay triển khai bản vẽ trên thực địa. Kỹ thuật này mang lại cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ khác không áp dụng chúng”. Landman cũng đưa ra ví dụ rất thuyết phục, rằng khi phải triển điểm phục vụ xây dựng nền móng công trình với bản vẽ có từ 300 đến 400 điểm cần triển, nếu áp dụng kỹ thuật bù nghiêng chỉ cần một một tới hai giờ để hoàn thành, theo đó các loại máy xúc đào đợi thực thi nhiệm vụ có thể bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức. “Chúng ta cần lưu ý rằng nếu không sử dụng tính năng bù nghiêng, đối với mỗi một điểm triển sẽ cần ít nhất hai hay ba lần chuyển sào đo và cân bằng bọt thủy – Rất tốn thời gian”. Landman nói “Bây giờ nếu áp dụng kỹ thuật bù nghiêng để triển khai 300 điểm, tương đương với 600 đến 900 lần tôi không cần phải nhìn vào bọt thủy và điều chỉnh cân bằng sao đo nữa. Chỉ với con số này thôi chúng ta đã thấy rất rõ rằng người thực thi tiết kiệm được rất nhiều năng lượng, sự tập trung và thời gian. Gần như không cần dùng đến cơ bắp và bảo đảm không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho đôi mắt nữa”.

Tóm lại chúng ta không thể đạt được hiệu quả tốt như vậy nếu vẫn phải cân bằng, giữ thăng bằng sào đo bằng bọt thủy, Landman nói “Ví dụ khi kiểm tra bản vẽ cốt thép trước khi xây dựng, cũng như yêu cầu đánh dấu các điểm mà cốt thép thấp hơn tiêu chuẩn trong hộp. Nhiều điểm rất khó tiếp cận và gần như không thể thực hiện được nếu buộc phải cân bằng sào đo bằng bọt thủy”.

“Trước đây chúng tôi không hề dễ dàng để thực hiện nhiệm vụ này, cũng như không thể đưa được sào gương có bọt thủy cân bằng để máy toàn đạc điện tử thực hiện phép đo hay máy GNSS tiếp cận để kiểm tra”, Landman nói “Bạn buộc phải kiểm tra các vị trí trên cốt thép trong cột hoặc tường để xác nhận xem đã có đủ bê tông bao phủ hoặc chúng có đứng đúng vị trí thiết kế không trước khi rót bê tông vào khuôn đúc”.

James Richard là giám đốc phụ trách đo đạc cho công ty Benchmark Survey, là doanh nghiệp gia đình hiện đang hoạt động ở vùng tây nam Liên hiệp Anh có tốc độ tăng trưởng ổn định trong tất cả các lĩnh vực mà họ đang cung cấp dịch vụ. Cụ thể hơn, sự tăng trưởng ổn định là kết quả của việc sẵn sàng ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Một trong số đó là việc sớm bổ sung kỹ thuật bù nghiêng được trang bị trong các máy đo GNSS di động Trimble R12i, thực tiễn thì Benchmark Survey gần như đã đầu tư vào thiết bị đo mới này ngay khi chúng được hãng đưa vào thương mại.

“Chúng tôi sử dụng tính năng bù nghiêng trong tất cả các nhiệm vụ đo đạc nơi mà có khả năng triển khai được máy đo GNSS”, Richard nói “Tính năng bù nghiêng cho phép chúng tôi hoàn thành được rất nhiều nhiệm vụ và dự án, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh không thực hiện được bởi họ chỉ sử dụng máy toàn đạc điện tử”. Khi tìm hiểu cụ thể, rất ít nhiệm vụ trong thực tiễn mà Richard không khuyến nghị sử dụng tính năng bù nghiêng GNSS “Nó giúp nâng cao công tác đo đạc của chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi có thể thu thập số liệu nhanh và dễ dàng hơn trước đây ở cấp độ chính xác cũng cao hơn”. Các kỹ sư đo đạc thực địa hng ngày luôn phải đối diện với nhiều thách thức như đo đạc các hố sâu, ranh giới, hàng rào bị che phủ bởi cây cối rậm rạp, bờ tường phủ kín cây dây leo… tất cả sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều nếu họ được trang bị các máy đo GNSS có chức năng bù nghiêng.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn