Số 23/2023 - BÙ NGHIÊNG KHÔNG ĐỊNH CHUẨN NAY ĐÃ THÀNH CHUẨN – Số 3

Image Content

Gavin Schrock – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

“Kỹ thuật bù nghiêng GNSS có ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi. Benchmark Surveys có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đo đạc thực địa với các tiêu chuẩn cao hơn, thu thập số liệu nhanh và dễ dàng hơn”, Richards nói. “Kỹ thuật này giúp chúng tôi thu thập số liệu ở những nơi mà không thể đo đạc được nếu không sử dụng các kỹ thuật đo phức tạp. Lợi nhuận của chúng tôi gia tăng đáng kể từ khi áp dụng kỹ thuật này. Các kỹ thuật viên đo đạc vui v hơn với công việc thực địa hàng ngày, họ biết chắc chắn rằng sẽ thu được số liệu thực địa theo các tiêu chuẩn cao nhất mà công ty đã đề ra, và quan trọng hơn là các khách hàng cũng hài lòng khi nhận được nhiều số liệu hơn là kỳ vọng ban đầu”.

 

Vùng tây nam nước Anh, là nơi mà Benchmark Survey cung cấp dịch vụ, thực địa và các tuyến đường thường bị phủ kín bởi cậy bụi rậm rạp làm cho việc đo đạc trở nên vô cùng khó khăn vì không xác định được điểm đo nằm sâu bên dưới. James Richards của Benchmark nói kỹ thuật bù nghiêng cho máy GNSS là cuộc cách mạng trong đo đạc, bởi nó giúp thực hiện được phép đo ở những vị trí không thể thực hiện được bằng máy toàn đạc điện tử (Ảnh: Benchmark Surveys).

CÁC BƯỚC MỞ RỘNG

CHC Navigation là nhà nghiên cứu phát triển và sản xuất máy GNSS lớn đến từ Trung Quốc, họ đã đưa ra thị trường hàng trăm nghìn máy đo GNSS trong vòng 15 năm qua. CHC Navigation đã rất nhanh chóng phát triển và ứng dụng kỹ thuật bù nghiêng trong những thế hệ máy thu GNSS mới của hãng, ở thời điểm hiện tại tính năng bù nghiêng đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc phải có trên tất cả các mẫu máy GNSS của hãng.

Rachel Wang, giám đốc sản phẩm thuộc hợp phần đo đạc và kỹ thuật của CHC Navigation giải thích về bốn bước mà hãng đã trải qua để phát triển kỹ thuật bù nghiêng. “Ở bước thứ nhất”, Wang nói “Người dùng buộc phải phụ thuộc vào bọt thủy gắn trên sào đo để duy trì liên tục trạng thái cân bằng của máy đo trên điểm đo, điều này gây ra rất nhiều hạn chế khi xem xét trên các khía cạnh như độ chính xác phép đo và khả năng tiếp cận với điểm đo”.

Bổ sung thêm vào những sai số GNSS, có thể là sai số gây ra do bọt thủy cân bằng trên sào đo không được kiểm định chuẩn định kỳ, sào đo không được dựng thẳng trong quá trình đo, các điểm nối của các đoạn sào đo không được kiểm tra độ thẳng theo chuẩn, sai số do người điều khiển khi vừa phải giữ ổn định bọt thủy sào đo vừa phải thực hiện các thao tác trên thiết bị điều khiển. Điều này thực sự làm khó các nhà đo đạc bởi dường như họ phải cần thêm tay và thêm cả mắt để quan sát.

“Bước thứ hai là việc giới thiệu thế hệ thứ nhất của kỹ thuật bù nghiêng sử dụng la bàn điện tử”, Wang nói. “Mặc dù kỹ thuật này cho phép lần đầu tiên phép đo bù nghiêng thực hiện được nhưng nó gây ra khá nhiều vấn đề ví dụ như độ chính xác phép đo thấp, thủ tục định chuẩn phức tạp, độ tin cậy thấp và chịu can nhiễu từ các thiết bị từ tính và điện tử ở khu vực lân cận”.

Kỹ thuật bù nghiêng định hướng từ tính đã được sử dụng trên các máy GNSS di động một vài năm, trước khi chuyển sang chế độ bù nghiêng không cần định chuẩn bởi các nhà sản xuất GNSS tên tuổi như Javad, Trimble, Topcon … Bước định chuẩn máy đo là yêu cầu bắt buộc trên thực địa và được thực hiện bằng cách xoay máy GNSS di động theo chiều đứng hình số tám nhiều lần ở một số điểm định hình. Đây là thủ tục mang tính tương đối, và chất lượng định hướng thay đổi theo thời gian đo và thường là người điều khiển máy đo rất khó phát hiện sự thay đổi này, nhiều kỹ thuật viên thực hiện thủ tục này không đúng cách nhưng vẫn chấp nhận kết quả để triển khai đo thực địa.

“Bước thứ ba là sự phát triển của kỹ thuật bù nghiêng thế hệ thứ hai, sử dụng giải pháp định vị li trên nền tảng GNSS kết hợp IMU”, Wang nói. “Thế hệ bù nghiêng thứ hai này ít chịu ảnh hưởng của can nhiễu từ trường hơn, nhưng vẫn đòi hỏi phải có bước khởi động cho IMU bằng cách rung sào đo”. Tôi đã thử một vài mẫu máy từ một số nhà sản xuất ở giai đoạn đầu gắn với quảng cáo “bù nghiêng yêu cầu định chuẩn ở mức tối thiểu”. Đối với mỗi loại máy của mỗi nhà sản xuất, đòi hỏi thời gian dịch chuyển máy trên sào đo cũng khác nhau, có thể cầm máy di chuyển đôi chút, nghiêng máy trước và sau, hoặc di chuyển máy theo hình vòng tròn. Thông thường thì giai đoạn khởi động này không quá một phút đồng hồ là đã đạt, sau khi hoàn tất quá trình khởi động là bắt đầu tiến hành đo đạc trên toàn khu và máy sẽ tự động duy trì trạng thái đã được định chuẩn. Đây thực sự là bước tiến lớn nếu so sánh với kỹ thuật bù nghiêng ở giai đoạn trước.

“Gần đây, CHC Navigation rất tự hào khi công bố kỹ thuật bù nghiêng thế hệ thứ ba, hay bước thứ tư trong sự phát triển của kỹ thuật này, kỹ thuật bù nghiêng mới nhất này được tích hợp trong các máy thu GNSS RTK di động CHC i93”, Wang nói. “Công nghệ Auto-IMU của chúng tôi giúp đơn giản hóa quá trình khởi động IMU bằng cách quan trắc chuyển động qua lại giữa một số điểm khởi đo và hoạt động RTK ngay từ ban đầu”.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn