Vệ tinh Galileo được phục hồi, bắt đầu truyền phát tín hiệu

Image Content

Theo báo cáo chính thức của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu ESA

Nhóm Kỹ thuật Công ty TNHH ANTHI Việt Nam lược dịch  

Quỹ đạo của vệ tinh Galileo sau khi được điều chỉnh

Vệ tinh Châu Âu Galileo thứ năm, là một trong số hai vệ tinh đã được đặt lên quỹ đạo không chuẩn bởi tên lửa đẩy Soyuz VS09 tháng 8/2014, hiện đã bắt đầu phát truyền những tín hiệu dẫn đường đầu tiên trong không gian vào Thứ Bảy, ngày 29/11/2014. Vệ tinh này hiện đã nằm trên quỹ đạo điều chỉnh mới và toàn bộ hợp phần dẫn đường đã được khởi hoạt thành công.

Toàn bộ quá trình kiểm nghiệm vận hành đang được thực hiện và điều quan trọng nhất là vệ tinh này đã tới được quỹ đạo mới phù hợp hơn cho các mục đích định vị dẫn đường.

Quá trình khôi phục

Các vệ tinh Châu Âu Galileo thứ năm và thứ sáu được phóng đồng thời vào ngày 22/08/2014, quỹ đạo vệ tinh đã bị kéo dài hơn tổng quãng đường di chuyển lên tới 25.900 km trên trái đất và đã được rút gần về mức 13.713 km.

Tổng cộng đã có 11 thao tác điều chỉnh đã được thực hiện trong suốt 17 ngày, các thao tác điều chỉnh này nhằm mục đích đẩy vệ tinh số năm tới điểm thấp nhất trong quỹ đạo hoạt động. Kết quả vệ tinh đã được đẩy cao thêm 3.500 km và hiện quỹ đạo elip theo thiết kế của vệ tinh số năm này đã tròn hơn so với thời điểm ban đầu.

Các thao tác điều chỉnh được thực hiện hoàn toàn bình thường, với năng lực thực hiện chính xác tuyệt vời theo cả hai phương diện đẩy và định hướng”, ông Daniel Navarro-Reyes, nhà phân tích các tác vụ của ESA Galileo giải thích. “Quỹ đạo cuối cùng của vệ tinh này đã đúng với mục tiêu mà chúng tôi mong muốn nó thể hiện một cách chính xác tính chuyên nghiệp của tất cả các thành viên tham gia vào quá trình xử lý khắc phục”.

Giai đoạn phóng tàu và hoạt động giai đoạn đầu (LEOP) của các vệ tinh Galileo được giám sát bởi nhóm điều hành kết hợp giữa ESA và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp CNES, nhóm có thể làm việc từ một trong hai địa điểm ESOC đặt tại Darmstadt, Đức và Trung tâm Điều khiển CNES LEOP đặt tại Toulouse, Pháp.

Tất cả các mệnh lệnh đều được đưa ra từ Trung tâm Điều khiển Galileo GCC (Galileo Control Centre), người điều khiển Galileo tại Oberpfaffenhofen, Đức được hướng dẫn bởi các tính toán chính xác kết hợp với nhóm động lực bay của Trung tâm Kiểm soát Hoạt động Không gian ESA ESOC tại Darmstadt, Đức và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp CNES. Các lệnh điều khiển được tải lên vệ tinh thông qua mạng lưới các trạm điều khiển mở rộng, được tạo bởi các trạm Galileo và các trạm bổ sung phối hợp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp CNES. Hãng chế tạo vệ tinh OHB cũng cung cấp các thông tin và chuyên gia tham gia trong quá trình khôi phục, đặc biệt là hỗ trợ các thủ tục điều khiển bay phù hợp.

Cho tới khi quá trình điều chỉnh bắt đầu, nhóm kỹ thuật phối hợp ESA-CNES vẫn tiếp tục duy trì các vệ tinh theo hướng Mặt trời bằng cách sử dụng hệ thống các con quay hồi chuyển và các cảm biến mặt trời. Điều này giúp duy trì tính ổn định của các vệ tinh trong không gian tuy nhiên các hợp phần dẫn đường của các vệ tinh sẽ không thể được sử dụng một cách đáng tin cậy. Khi được điều chỉnh ổn định trên quỹ đạo mới, bức xạ của vệ tinh cũng được giảm đi một cách đáng kể để đảm bảo khả năng hoạt động cũng như phát huy tối đa các chức năng thiết kế một cách tin cậy nhất trong thời gian dài.

Quỹ đạo phù hợp

Sau khi được điều chỉnh, quỹ đạo hiện thời sẽ tròn hơn so với quỹ đạo lỗi ngay sau khi phóng tàu điều này cũng đồng nghĩa với việc cảm biến Trái đất của vệ tinh Galileo thứ năm có thể sử dụng được liên tục, duy trì ăng ten chính của vệ tinh luôn hướng về Trái đất đồng thời đảm bảo hội đủ yếu tố để kích hoạt hợp phần dẫn đường của vệ tinh.

Ấn tượng hơn, quỹ đạo mới cũng đồng nghĩa với việc kể từ thời điểm này vệ tinh sẽ bay qua cùng một vị trí trên mặt đất đều đặn theo chu kỳ 20 ngày. Điều này cũng để so sánh với vệ tinh Galileo thông thường với thiết kế chu kỳ lặp lại một vị trí sau mỗi 10 ngày bay, các vệ tinh có thể đồng bộ vệt đường bay trên mặt đất với các vệ tinh khác trong trùm vệ tinh Galileo.

Chiến dịch thử nghiệm dẫn đường

Vệ tinh Galileo đã chuyển sang giai đoạn hoạt động với toàn bộ các chức năng (FOC), tiếp theo bốn vệ tinh Galileo đầu tiên hiện đã nằm trên quỹ đạo A trong tổng số 22 vệ tinh FOC sẽ có, các vệ tinh được lắp ráp bởi OHB, Đức với các hợp phần dẫn đường do Công ty Surrey Satellite Technology, Anh Quốc chế tạo.

 

Hợp phần dẫn đường của vệ tinh Galileo thứ năm đã được kích hoạt vào ngày 29/11/2014 và bắt đầu chuyển sang giai đoạn thử nghiệm toàn diện trên quỹ đạo IOT. Các bước thử nghiệm và quan sát thử nghiệm sẽ được thực hiện từ Trung tâm Redu của ESA đặt tại Vương quốc Bỉ, với hệ thống ăng ten đường kính 20 mét có khả năng nghiên cứu chính xác và chi tiết cường độ và hình dạng của các tín hiệu dẫn đường phát đi từ vệ tinh ở độ phân giải cao nhất.

Trước tiên sẽ là tất cả các hợp phần tải của vệ tinh, đặc biệt là đồng hồ nguyên tử Passive Hydrogen Maser, sau khi được làm nóng, vệ tinh sẽ thực hiện nhiệm vụ phát truyền những tín hiệu định vị dẫn đường đầu tiên vào không gian”, ông David Sanchez-Cabezudo, người đứng đầu chiến dịch thử nghiệm cho biết.

Vệ tinh sẽ phát tín hiệu dẫn đường trên dải tần L (L-band) và tín hiệu sẽ được giám sát bằng cách sử dụng ăng ten đường kính lớn đặt tại trạm Redu cùng với các chuyên gia từ OHB và Surrey Satellite Technology – Nhà sản xuất hợp phần tải của vệ tinh đóng tại Guildford, Anh Quốc – Đồng thời cũng sẽ phân tích ngay xem khả năng hoạt động của hợp phần tải theo thời gian diễn ra như thế nào”.

Hợp phần tải SAR (Search and Rescue) của vệ tinh cũng sẽ được kích hoạt trong những ngày tới đây để hoàn thiện toàn bộ các bước thử nghiệm mà chiến dịch sẽ phải thực hiện.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn